Phát hành hàng triệu thẻ ngân hàng mỗi năm nhưng 90% chi tiêu của người Việt vẫn là tiền mặt

Việt Hưng - 11:47, 12/07/2018

TheLEADERThanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam hiện chưa đầy 5%, kém xa các nước trong khu vực như Malaysia là 89%, Thái Lan là gần 60%, Trung Quốc là hơn 26%, theo số liệu của World Bank.

Theo số liệu của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, hiện cả nước đang lưu hành khoảng 77 triệu thẻ ngân hàng các loại. Chủ yếu là Thẻ ghi nợ nội địa - 65 triệu thẻ, Thẻ ghi nợ quốc tế - 4,6 triệu thẻ, Thẻ tín dụng quốc tế - 2,7 triệu thẻ.

So với số lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành, thẻ phát hành mới trong năm 2017 chiếm tới 20% - tương đương 15 triệu thẻ ngân hàng các loại.

Dù phát hành nhiều, nhưng thẻ nội địa đang cho thấy đà giảm tăng trưởng từ 22% (năm 2016) xuống mức 12% (năm 2017). Ở phía ngược lại, thẻ quốc tế tiếp tục tăng trưởng, đạt 30% trong năm 2017.

Điều này cho thấy, nhu cầu du lịch và mua hàng online ngày càng tăng. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn đưa ra nhiều tính năng, ưu đãi cho chủ thẻ quốc tế. Người tiêu dùng đã sử dụng thẻ quốc tế để thanh toán (trong nước/nước ngoài) nhiều hơn.

Tuy nhiên, có một thực tại không thể phủ nhận là tiền mặt vẫn là phương thức được ưa chuộng trong chi tiêu hàng ngày ở Việt Nam.

Số liệu từ World Bank trong năm 2017 chỉ ra, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, 40% người dân có tài khoản ngân hàng. Nhưng 90% chi tiêu hàng ngày của người dân vẫn là tiền mặt.

Ông Đào Minh Tuấn - Chủ tịch Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, kiêm Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết: "Ngay như với hành vi mua hàng trực tuyến, chúng ta vẫn không thanh toán trực tuyến. Thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỉ trọng lớn, thẻ ghi nợ nội địa, quốc tế, ví điện tử chỉ chiếm một phần rất nhỏ".

Phát hành hàng triệu thẻ ngân hàng mỗi năm, nhưng 90% chi tiêu hàng ngày của người Việt vẫn là tiền mặt
Người Việt mua hàng trực tuyến, nhưng không thanh toán trực tuyến

Điều này dẫn tới tình trạng, thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam kém xa các nước trong khu vực. Tại Malaysia, tỉ lệ thanh toán phi tiền mặt lên tới 89%, Thái Lan là gần 60%, Trung Quốc là hơn 26%, còn Việt Nam chưa đầy 5% - theo số liệu của World Bank.

Trong đó, lý do người dân Việt Nam chọn tiền mặt là phương thức thanh toán chủ yếu là vì thói quen, tập quán, suy nghĩ và cảm thấy tiền mặt thuận tiện.

Còn khi sử dụng thẻ thanh toán online, nhiều người cho biết cảm thấy không thoải mái khi cung cấp thông tin về thẻ, cảm thấy rủi ro, hoặc thói quen mua sắm của họ là phải nhận và kiểm tra hàng hóa trước khi trả tiền.

Trước thực trạng này, Chủ tịch Hội thẻ ngân hàng Việt Nam cho rằng, phía ngân hàng cần thúc đẩy các giải pháp về công nghệ nhằm tăng tiện ích trong sử dụng thẻ cho ngườidùng, đồng thời, nâng cao bảo mật thanh toán giúp khuyến khích ngườidùng thanh toán sử dụng thẻ nhiều hơn.

Bên cạnh đó, chính sách của các ngân hàng cần được đơn giản hóa về mặt thủ tục. Các ngân hàng muốn thu hút người dân thanh toán trực tuyến cần cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, thay vì đua về giá, triết khấu.

Về phía nhà nước, ông Đào Minh Tuấn đề xuất, cần nhanh chóng hoàn thiện, tăng cườngkết nối xử lý giải pháp trao đổi thôngtin dữ liệu giữa các cơ quan trongngành Tài chính (Kho bạc Nhà nước,Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) vớihệ thống Ngân hàng để đáp ứng tốt hơnyêu cầu phối hợp thu ngân sách nhànước bằng phương thức điện tử. Đồng thời, Việt Nam cần sớm triển khai thanh toán giaothông công cộng sử dụng thẻ.