CHANEL thắng kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc

Hường Hoàng - 09:14, 23/08/2022

TheLEADERNước hoa N°5 của CHANEL được tung ra thị trường vào năm 1921 và nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng. Kể từ đó, dòng nước hoa này đã bị nhiều nhãn hàng bắt chước, đạo nhái. Và một trong số đó là nước hoa mang nhãn hiệu N°9 của Flower of Story.

CHANEL thắng kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc
Chai nước hoa số 5 của CHANEL đã nhiều lần bị làm hàng nhái, hàng mạo danh, trong số đó có nước hoa của hãng Flower of Story của Trung Quớc

Có lẽ nước hoa N°5 chính là nguồn cảm hứng cho nhà sản xuất nước hoa Yiwu Story of Love Cosmetics ở Chiết Giang, Trung Quốc. Nước hoa N°9 của hãng này trông giống N°5 của CHANEL một cách đáng ngạc nhiên cả về bao bì lẫn nhãn hiệu. Năm 2019, CHANEL đã chính thức đệ đơn kiện công ty Yiwu Story of Love Cosmetics.

Vào năm 2020, tòa án nhân dân cấp trung gian Thiểm Tây đã ra phán quyết rằng thiết kế về nhãn hiệu của hai loại nước hoa này có những điểm tương đồng khá rõ ràng, do đó người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn nước hoa của Yiwu Story of Love Cosmetics với CHANEL. Do đó, tòa án quyết định rằng Yiwu Story of Love Cosmetics phải ngay lập tức ngừng bán nước hoa N°9 và bồi thường cho CHANEL 600 nghìn NDT.

CHANEL thắng kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc
Nước hoa CHANEL N°5 và Flower of Story N°9 (Ảnh: HFG Law & Intellectual Property)

Dựa trên những bằng chứng mà CHANEL cung cấp, tòa án sơ thẩm xác nhận rằng nước hoa CHANEL số 5 đã có những ảnh hưởng nhất định tại thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, cả chai sản phẩm và vỏ hộp bên ngoài đều được thiết kế rất đặc biệt. Trong khi đó, chai sản phẩm và vỏ hộp nước hoa N°9 của Flower of Story rất giống với nước hoa N°5 của CHANEL.

Theo Tòa, mặc dù chữ viết trên vỏ hộp đựng sản phẩm vi phạm không đồng nhất với nước hoa N°5 của CHANEL, nhưng cách phối màu chữ đen trên nền trắng, viền hộp màu đen ở cùng một vị trí. Vị trí của các chữ, kích thước của chữ, cách sắp xếp chữ tương đối tương đồng. Hơn nữa, hai loại nước hoa này đều có chai bỏ trong hộp đựng bằng giấy. Tất cả những điều này có thể khiến cho khách hàng nhầm lẫn về xuất xứ của sản phẩm.

Năm 2021, Flower of Story đã kháng cáo lên Tòa án nhân dân cấp cao tỉnh Sơn Tây với một số lí do dưới đây.

Đầu tiên, người tiêu dùng có thể căn cứ vào nhãn hiệu "N°5" và "CHANEL" trên bao bì nước hoa để phân biệt nguồn gốc sản phẩm, chứ không phải dựa vào chai nước hoa hoặc chính thiết kế của nó.

Thứ hai, chai nước hoa của CHANEL không có gì đặc biệt. Flower of Story đã cung cấp một số bằng chứng về những thiết kế vỏ hộp đựng bên ngoài tương tự với những đường viền màu đen và màu trắng để cố gắng chứng minh rằng bao bì bên ngoài của CHANEL không có gì đặc biệt.

Và cuối cùng, công chúng sẽ không bị nhầm lẫn giữa hai sản phẩm do sự khác biệt về giá cả của sản phẩm và từ ngữ được sử dụng trên bao bì.

CHANEL thắng kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc 1
Kết quả về vụ kiện giữa CHANEL và Flower of Story (Ảnh: hfgip.com)

Điều thú vị là, tòa sơ thẩm ủng hộ lập luận của Flower of Story về việc bao bì bên ngoài của CHANEL không có tính phân biệt đối với các sản phẩm khác. Theo chứng cứ mà Flower of Story cung cấp, vỏ hộp bao bên ngoài của Gucci, Luthan's và các nhãn hiệu nước hoa khác cũng có vỏ hộp hình chữ nhật, với phông chữ đen trên nền trắng, xung quanh vỏ hộp cũng được trang trí viền đen. Điều này chỉ ra rằng thiết kế phông chữ đen trên nền trắng là cách trang trí phổ biến cho bao bì bên ngoài của sản phẩm nước hoa.

Mặt khác, CHANEL hầu hết tập trung cung cấp bằng chứng liên quan đến chai nước hoa thay vì bao bì bên ngoài. Mặc dù CHANEL đã cung cấp một bức ảnh chứng minh vỏ hộp bên ngoài của nó được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York vào năm 1959, nhưng bằng chứng đó chỉ chứng minh vỏ hộp này được đánh giá rằng có mức độ nghệ thuật nhất định nhưng không giúp CHANEL củng cố tuyên bố rằng Flower of Story đã vi phạm điều 6 của Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh.

Tòa sơ thẩm lần 2 đã giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm về việc bảo hộ mẫu mã chai. Tòa án cho biết: "Mặc dù mẫu mã và trang trí của chai nước hoa nằm ở bên trong, nhưng việc quảng bá và bán hàng của sản phẩm này tương đối đặc trưng. Khi quảng cáo, các hãng sẽ quảng cáo chai nước hoa, và người bán hàng cũng sẽ trưng bày chai nước hoa trong gian hàng. Vì vậy, ấn tượng đầu tiên của người tiêu dùng về nước hoa là từ chai nước hoa và vỏ chai có thể được bảo hộ theo điều 6 của Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh”.

Cuối cùng, tòa án phán quyết rằng thiết kế chai giữa sản phẩm của hai bên không có sự khác biệt trực quan và do đó công chúng có thể hiểu nhầm về nguồn gốc hàng hóa và nhầm tưởng về mối liên hệ nhất định giữa hai bên. Mặc dù Flower of Story đưa ra lập luận về sự khác biệt giữa giá cả các sản phẩm, nhưng tòa án xác định đây không phải là tiêu chuẩn để xác định liệu có sự nhầm lẫn hay không vì sự nhầm lẫn đã xảy ra trước khi mua.

Cuối cùng, tòa án kết luận rằng: “Nước hoa là một sản phẩm cao cấp, bản thân chai đựng nước hoa đã là nhãn hiệu thương mại để phân biệt nguồn gốc hàng hóa. Mặc dù một số sản phẩm nhái cố tình thu hút khách hàng bằng cách bắt chước mẫu bao bì sang trọng, nhưng lại bán ra những sản phẩm có chi phí sản xuất thấp và lợi nhuận cao, gây xáo trộn trật tự thị trường, đồng thời gây tổn hại đến hình ảnh của các thương hiệu lớn. Hành vi đó cần được điều chỉnh”.